Đề tài

Hoạt động nghiên cứu

Share Social
Print
Quay lại

Đề tài cấp Bộ: “Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: Vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu”

  • Ngày 22/03/2022
  • Hit 376
  • Tác giả iwep
Chủ nhiệm: TS. Đinh Quý Độ
Thuộc Chương trình nghiên cứu cấp Bộ 2009-2010
Đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu cấp Bộ 2009 – 2010 “Kinh tế và chính trị thế giới: Vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu”. Mục tiêu của đề tài là khái quát lịch sử hình thành và phát triển các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO); Phân tích một số đặc trưng nổi bật của các tổ chức INGO và những tác động chủ yếu đối với nền kinh tế và chính trị thế giới, tập trung chủ yếu và 5 lĩnh vực là phát triển kinh tế, xã hội, tôn giáo, nhân quyền và môi trường; Phân tích chính sách của một số quốc gia đang phát triển châu Á đối với INGO và đề xuất một số kiến nghị chính sách đối với INGO, góp phần phục vụ cho việc điều hành chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế vì sự phát triển của đất nước.
Đề tài gồm 4 chương, ngoài Mục lục, Lời nói đầu, Danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề sau:
1.       Về khái niệm INGO và lịch sử hình thành, phát triển các INGO
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) được hiểu là “Các tổ chức xã hội dân sự hợp pháp tự nguyện hành động xuyên quốc gia vì những lợi ích công không vì mục đích lợi nhuận, phi đảng phái chính trị và phi bạo lực”.
2.    Một số tổ chức INGO hoạt động nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tôn giáo, nhân quyền và môi trường
– Một số tổ chức INGO hoạt động trong lĩnh vực kinh tế: Quỹ Ford, Quỹ châu Á (The Asia Foundation).
– Một số tổ chức INGO hoạt động trong lĩnh vực xã hội: Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision), Tổ chức Oxfam quốc tế, Quỹ Bill & Melinda gates.
– Một số tổ chức INGO trong lĩnh vực tôn giáo: Dịch vụ cứu trợ Thiên chúa giáo (Catholic Relief), Tổ chức Dịch vụ Nhà thờ thế giới (CWS), Cơ quan Cứu trợ và phát triển Cơ đốc phục lâm (The Adventist Development an Relief Agency – ADRA).
– Một số tổ chức INGO hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền: Liên đoàn Quốc tế nhân quyền (aka internationale des droits de l’home – FIDH), Tổ chức ân xá quốc tế (Amnesty International), Freedom House (Ngôi nhà Tự do).
– Một số tổ chức INGO hoạt động trong lĩnh vực môi trường: Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund foa Nature – WWF).
3. Một số đặc trưng nổi bật của các tổ chức phi chính phủ quốc tế
– Đặc trưng cơ bản và nổi bật của các INGO là các thuộc tính phi chính phủ, không vì mục đích lợi nhuận, phi bạo lực và phi đảng phái chính trị.
– Các tổ chức INGO – Biểu tượng của những xã hội dân sự phát triển.
4. Những tác động chủ yếu của các tổ chức INGO đối với nền kinh tế và chính trị thế giới
– Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển và thúc đẩy Các mục tiêu Thiên niên kỷ.
– Thúc đẩy tiến trình dân chủ, nhân quyền trên toàn cầu.
– Tác động đến chính sách và quá trình quản trị toàn cầu của Liên hợp quốc và các thể chế quốc tế, góp phần tạo ra những cơ sở ban đầu để hình thành và giám sát thực hiện những hiệp định quốc tế, những chuẩn mực quốc tế mới và các công cụ quốc tế mới.
5. Chính sách của một số nước đang phát triển đối với INGO
– Các nước đang phát triển châu Á có chế độ dân chủ từ thời Chiến tranh Lạnh thực hiện chính sách mở rộng cửa và khuyến khích các tổ chức INGO vào hoạt động, kể cả các INGO hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
– Các nước như Nga, Trung Quốc, Việt Nam cũng thực thi chính sách mở cửa và khuyến khích các tổ chức INGo hoạt động hỗ trợ nhân đạo, phát triển kinh tế – xã hội, môi trường, y tế và giáo dục…, nhưng lại hạn chế, thậm chí đóng cửa đối với các INGO hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.
6. Dự báo xu hướng phát triển và tác động của tổ chức INGO
Nhìn chung, trong thời gian tới, các INGO sẽ có những tiến triển sau:
–      Sự thay đổi về thành phần của các INGO mới.
–      Các tổ chức NGO tăng cường nâng cao tính trách nhiệ và hiệu quả.
–      Các lĩnh vực hoạt động nổi bật của INGO trong thời gian tới: Tập trung thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ; Thiết lập một chương trình nghị sự đầy tham vọng về nhân quyền; Ngày càng quan tâm nhiều hơn về môi trường, về biến đổi khí hậu.
7. Đánh giá về hoạt động của các tổ chức INGO tại Việt Nam
Trong thời gian qua, số lượng các tổ chực INGO hoạt động tại Việt Nam đã tăng mạnh từ 210 tổ chức INGO năm 1994 lên hơn 750 năm 2009. Giá trị viện trợ của các INGO dành cho Việt Nam cũng tăng mạnh từ 40 triệu USD năm 1993 lên 271,5 triệu USD năm 2009, tăng 8,6% so với năm 2008. Lĩnh vực hoạt động của các INGO ở Việt Nam chủ yếu là xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, giảm thiểu ảnh hưởng do thiên tai, hỗ trợ giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch và tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo.
8. Kiến nghị chính sách đối với các tổ chức INGO
– Tiếp tục chính sách tăng cường huy động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của INGO.
– Xây dựng xã hội dân sự phát triển với quyết tâm chính trị cao.
– Phát triển các NGO là vấn đề theo chốt trong xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam, nhưng triển vọng các NGO có những ảnh hưởng lớn vẫn còn rất xa.
– Không cho phép thành lập các NGO thành lập các NGO mang màu sắc, dấu ấn, sắc tộc như kiểu các NGO của Việt gốc Hoa, các NGO của người Thượng Hải…
– Thanh đổi nhận thức về các tổ chức INGO nhân quyền, dân chủ.
– Tiếp tục mở rộng dân chủ, nhân quyền vì lợi ích quốc gia, dân tộc.