Quyền lực tôn giáo của Iran                                       từ sau cách mạng Hồi giáo năm 1979

 

NGHIÊM TUẤN HÙNG*

TRỊNH NGỌC PHƯƠNG LINH**

TRẦN THÙY PHƯƠNG***

 

Tóm tắt: Sau Cách mạng năm 1979, Iran từ một quốc gia thế tục thành một nền thần quyền chính thống. Tư tưởng tôn giáo của Iran được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Khomeini. Với cơ sở hệ tư tưởng tôn giáo đó, Iran giống như một phong trào cách mạng với nhà nước là công cụ để phục vụ mục tiêu phổ biến phong trào cách mạng đó ra thế giới. Ngoài ra, Iran còn muốn làm suy yếu và bất ổn A-rập Xê-út (Kingdom of Saudi-Arabia - KSA) với tư cách là những đối thủ cạnh tranh vị thế dẫn dắt thế giới Hồi giáo. Để đạt được mục tiêu đó, Iran đã sử dụng nhiều biện pháp quyền lực, trong đó tôn giáo là công cụ để triển khai chủ nghĩa giáo phái, thu hút các lực lượng vũ trang, và truyền bá tư tưởng hồi giáo Shiite. Iran đã thành công trong việc xây dựng những lực lượng vũ trang thân cận ở Trung Đông, đã cạnh tranh ảnh hưởng một cách quyết liệt với KSA ở nhiều nước, kể cả thông qua chiến tranh ủy nhiệm. Tuy nhiên, uy tín quốc tế của Iran cũng bị ảnh hưởng bởi những xung đột vũ trang liên quan đến các tổ chức ủy nhiệm, cũng như cuộc cạnh tranh với KSA sẽ còn kéo dài.

Từ khóa: Iran, quyền lực Hồi giáo, cạnh tranh, cách mạng.