Đề tài

Hoạt động nghiên cứu

Share Social
Print
Quay lại

ĐỀ TÀI: MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

  • Ngày 22/03/2022
  • Hit 169
  • Tác giả iwep
Chủ nhiệm: TS. Lê ái Lâm
Năm thực hiện: 2008 – 2009
 Báo cáo đề tài gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu mục tiêu và kết cấu của đề tài, chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản, chương 3 phân tích quá trình phát triển và vận hành của mạng sản xuất điện tử, chương 4 làm rõ cấu trúc và vận hành của mạng sản xuất dệt may, chương 5 nghiên cứu vai trò các công ty đa quốc gia trong mạng sản xuất toàn cầu và cuối cùng là kết luận.
 Trong mạng sản xuất toàn cầu, trước hết cần phân biệt ba khái niệm, CGT toàn cầu, mạng sản xuất toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu theo đó chuỗi nhấn mạnh các hoạt động sản xuất, mạng nhấn mạnh mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất trong mạng, trong khi đó chuỗi cung ứng chỉ nhấn mạnh một cấu phần của chuỗi đó là các nhà cung ứng để phân biệt với công ty đứng đầu chuỗi/mạng. Công ty đứng đầu có vai trò quyết định đối với các quy chuẩn của mạng và các năng lực để kéo mạng đi lên. Công ty cung ứng có vai trò thực thi và tăng cường hiệu quả các quyết định của công ty đứng đầu. Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều quyền lực và vai trò trong mạng được chuyển cho các công ty cung ứng toàn cầu. Có 5 cơ chế quản trị được áp dụng trong các mạng sản xuất: thị trường, quan hệ, mô đun, hạn chế và phân cấp. Ở công đoạn nào, cơ chế nào được áp dụng phụ thuộc vào các biến số như mức độ phức tạp của giao dịch liên công ty, mức độ mà sự phức tạp nói trên có thể được truyền tải thông qua mã hoá và trình độ mà nhà cung ứng có thể có để đáp ứng yêu cầu của người mua.
Hiện nay, có hai loại mạng sản xuất đặc biệt phổ dụng là mạng sản xuất do nhà sản xuất chi phối gắn các loại hình công nghệ phức tạp như trong các ngành ô tô, điện tử và mạng sản xuất do nhà bán lẻ chi phối gắn với các ngành sử dụng công nghệ đơn giản như dệt may. Mạng sản xuất trong ngành điện tử đã tiến triển nhanh chóng trong khoảng ba thập kỷ cuối thế kỷ 20, biến đổi thanh các mạng sản xuất liên công ty, trước hết theo mô hình tàu đô đốc hai cấp – công ty đứng đầu khổng lồ và các nhà cung ứng nhỏ, và sau đó theo mô hình ba cấp – công ty đứng đầu gọn hơn, các nhà cung ứng toàn cầu và các nhà cung ứng nhỏ. Các mô hình này đã phát triển trong ngành điện tử Mỹ và sau đó ra toàn thế giới.  Mạng sản xuất toàn cầu trong ngành dệt may do nhà bán lẻ hay người mua toàn cầu với các hợp đồng mua rất lớn chi phối. Sự tham gia của người mua toàn cầu vào các CGT là khác nhau dưới tác động của một số yếu tố như phân khúc thị trường, nguồn gốc địa lý của người mua toàn cầu, quy mô của người mua toàn cầu, cung cách quản trị mạng hay phương gắn kết các chủ thể trong mạng và xu hướng thị trường thế giới. Nếu so sánh trong hai Mạng sản xuất do công ty Châu Âu đứng đầu và do công ty Mỹ đứng đầu thì người tham gia cung ứng trong Mạng sản xuất Châu Âu thường có nhiều tự chủ hơn, nhiều cơ hội hay hiệu ứng đổi mới và nâng cấp vị thế hơn. Tuy nhiên, nỗ lực tự thân của các công ty và quốc gia tham gia mạng rất quan trọng. Trường hợp các doanh nghiệp dệt may ở các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông cho thấy họ vẫn giữ được thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngay cả trong trường hợp giá cả lao động trong nước bắt đầu tăng cao và đồng tiền trong nước lên giá nhờ sự phản ứng kịp thời theo hướng tự tạo dựng mạng sản xuất của riêng mình ở các nước trong khu vực.
Quá trình tạo dựng mạng sản xuất khu vực của các NIE Châu Á trong ngành dệt may cũng như cơ chế hạn ngạch ở các nước đang phát triển với sự ưu tiên đáng kể cho nước nghèo đã mở ra những cơ hội đáng kể cho việc thâm nhập vào mạng sản xuất toàn cầu trong ngành dệt may đối với các nước kém phát triển hơn ở Châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam vào những năm 1990. Các doanh nghiệp dệt may địa phương có những nỗ lực đặc biệt tận dụng cơ hội này đi vào các ngách thị trường của riêng mình. Trung Quốc với lợi thế là lực lượng lao động có giáo dục phổ cập tốt, nhanh nhạy và linh hoạt trở nên tập trung mạnh vào mảng các hoạt động may thêu và nhanh chóng nâng cấp vị thế trong nội bộ mạng từ chế tạo lên thiết kế và tạo dựng thương hiệu. Khác hẳn, Ấn Độ với lợi thế về ngành dệt lâu đời có định hướng mạnh vào cung ứng sản phẩm dệt. Đồng thời với lực lượng lao động không được phổ cập đồng đều như ở Trung Quốc việc nâng cấp quy mô lớn các doanh nghiệp trong việc tham gia vào mạng là rất khó. Thay vào đó, Ấn Độ tìm các ngách thị trường chất lượng cao và những công ty có lực lượng lao động tốt hơn, tổ chức tốt hơn định hướng theo kiểu nâng cấp về đẳng cấp mạng. Thay vì phục vụ các mạng sản xuất bình dân. họ chuyển hẳn sang cung cấp hàng chất lượng cao cho các mạng sản xuất dệt may cao cấp, mặc dầu tính chất hoạt động công việc vẫn giữ nguyên ví dụ là cung cấp sản phẩm dệt.
Từ sự nghiên cứu tương đối tổng thể về mạng sản xuất, có thể lưu ý một vài điểm đối với Việt Nam khi tham gia các mạng sản xuất toàn cầu. Thứ nhất, việc tham gia vào mạng hay không hoặc tham gia ở mức độ nào của các công ty nhỏ địa phương phụ thuộc không chỉ vào công ty đứng đầu mà còn vào nhóm các nhà chế tạo hợp đồng. Do vậy, trong việc thu hút đầu tư cần phải tập trung vào các công ty đó. Thứ hai, việc cải thiện vị thế đóng góp giá trị gia tăng trong mạng sản xuất toàn cầu có thể gắn với sự thay đổi trong nội bộ mạng từ hoạt động giá trị gia tăng thấp hơn lên giá trị gia tăng cao hơn hoặc sự thay đổi loại hình mạng tham gia từ mạng sản xuất sản phẩm bình dân lên mạng sản xuất sản phẩm cao cấp hơn. Sự lựa chọn khả năng nào cần phải được xem xét phù hợp với lợi thế của mỗi nước trong mỗi thời kỳ. Thứ ba, nếu trong tương lai sau khủng hoảng, một làn sóng tái cơ cấu mạng sản xuất có thể diễn ra thì sẽ tập trung vào việc thu nhận nguồn lực sản xuất từ các nước đang phát triển song mang tính triệt để hơn, gắn với sự địa phương hoá hơn nữa thông qua các nguồn lực địa phương. Đây có thể là một cơ hội lớn thậm chí rất lớn cho những nước đang phát triển và doanh nghiệp có những phát triển đón đầu, nâng cấp công nghệ và nhân lực để đáp ứng được các chuẩn mực tham gia mạng. Cụ thể hơn, đây là không gian cho phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và kết nối khu vực công nghiệp phụ trợ trong nước vào mạng sản xuất toàn cầu. , việc tham gia vào mạng hay không hoặc tham gia ở mức độ nào của các công ty nhỏ địa phương phụ thuộc không chỉ vào công ty đứng đầu mà còn vào nhóm các nhà chế tạo hợp đồng. Do vậy, , việc cải thiện vị thế đóng góp giá trị gia tăng trong mạng sản xuất toàn cầu có thể gắn với sự thay đổi trong nội bộ mạng từ hoạt động giá trị gia tăng thấp hơn lên giá trị gia tăng cao hơn hoặc sự thay đổi loại hình mạng tham gia từ mạng sản xuất sản phẩm bình dân lên mạng sản xuất sản phẩm cao cấp hơn. Sự lựa chọn khả năng nào cần phải được xem xét phù hợp với lợi thế của mỗi nước trong mỗi thời kỳ. nếu trong tương lai sau khủng hoảng, một làn sóng tái cơ cấu mạng sản xuất có thể diễn ra thì sẽ tập trung vào việc thu nhận nguồn lực sản xuất từ các nước đang phát triển song mang tính triệt để hơn, . Đây có thể là một cơ hội lớn thậm chí rất lớn cho những nước đang phát triển và doanh nghiệp có những phát triển đón đầu, nâng cấp công nghệ và nhân lực để đáp ứng được các chuẩn mực tham gia mạng. Cụ thể hơn, đây là không gian cho phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và kết nối khu vực công nghiệp phụ trợ trong nước vào mạng sản xuất toàn cầu.